Lựa chọn ống nhòm : Chọn Roof hay Porro
Hai
kiểu thiết kế lăng kính porro (lăng kính cồng kềnh - ống gấp khúc) và roof
(lăng kính mái nhà - ống thẳng) đặt khách hàng vào sự lựa chọn khó khăn. Hiện
nay nhiều ý kiến cho rằng ống nhòm hệ porro tốt hơn hệ roof, quan niệm này là
sai lầm và đã trở nên lỗi thời khi nói về những ống nhòm hiện đại. Chúng ta hãy
cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết để biết được vì sao ngày xưa ống nhòm
porro luôn tốt, nhưng ngày nay những siêu phẩm ống nhòm thế giới đều do thiết kế
roof chiếm lĩnh.
Hệ lăng kính porro :
Hay
còn gọi là hệ cồng kềnh cổ điển
Hệ
lăng kính Porro được gọi theo tên kỹ sư quang học người Ý là Ignazio Porro sau
khi ông được cấp bằng sáng chế cho hệ lăng kính đảo ảnh này năm 1854, sau đó được
hiệu chỉnh bởi hãng Carl Zeiss thấp niên 1890. Ống nhòm loại này sử dụng hệ
porro là một cặp lăng kính hình chữ Z để đảo hình ảnh thuận chiều. Do đó thân ống
thường có dạng bẻ góc ở giữa, phình to ra hai bên, tạo khoảng cách lớn giữa hai
vật kính giúp tạo cảm giác 3D tốt hơn. Tuy nhiên cảm giác độ sâu hình ảnh này
còn do nhiều yếu tố khác tác động.
Hệ lăng kính roof
Hay
còn gọi là hệ lăng kính mái nhà hiện đại
Ống
nhòm có hệ lăng kính roof đầu tiên xuất hiện vào thập nhiên 1870 thiết kế bởi Achille
Victor Emile Daubresse. Mãi đến năm 1960, thiết kế roof mới xuất hiện nhiều hơn
bởi việc đưa vào kinh doanh của hãng Zeiss và Leica. Hầu hết ống nhòm roof sử dụng
cả hai thiết kế lăng kính đảo ảnh mang tên Abbe-Koenig (phát triển bởi Carl
Zeiss năm 1905) và Schmidt-Pechan (phát minh năm 1899). Chúng có vật kính nằm
trên cùng đường thẳng đối diện thị kính.
Ngày
trước, hệ lăng kính porro cho ảnh sáng hơn hệ roof ở cùng thông số, vì ánh sáng
phản xạ qua hệ roof tráng nhôm bị giảm 12-15%. Ngày nay, điều này đã được khắc
phục với những công nghệ tân tiến hơn với những lớp tráng bạc, tráng hiệu chỉnh
pha, dielectric coating.
Hệ
lăng kính roof cũng đòi hỏi nhà sản xuất phải chuẩn trực với độ chính xác cao,
điều này làm tăng thêm chi phí thiết kể buộc họ phải cố định các chi tiết quang
học ngay trong lúc sản xuất tại nhà máy. Trong khi hệ porro phải thiết kế hệ thống
hiệu chỉnh chuẩn trực bên trong để chuẩn lại trước khi xuất xưởng. Điều này dẫn
đến hệ quả là sau vài năm làm việc cường độ cao, ống nhòm porro cần được chuẩn
trực lại, trong khi ống nhòm roof bản thân nó không cần bất cứ thao tác chuẩn
trực nào khác qua thời gian sử dụng.
Thiết kế porro tốt hơn thiết kế
roof ?
Quan
niệm này là cực kì sai lầm ! Hệ lăng kính porro tồn tại độc tôn cho đến năm
1960, khi hai hãng quang học lớn là Zeiss là Leica phát minh ra hệ lăng kính
roof, hệ có vật kính nằm trên cùng đường thẳng với thị kính. Hệ roof cho phép ống
nhòm có thiết kế nhỏ gọn, nhẹ và tối ưu hóa cần bằng khi cầm tay quan sát, hạn
chế đến mức tối thiểu lỗi lệch trục thường gặp ở ống nhòm hai mắt. Cần biết rằng
với hệ porro, ống nhòm 50mm trở lên cần được hiệu chỉnh trục sau một thời gian
sử dụng cho du bạn không làm rơi rớt hay va chạm. Bạn có thể hình dung, hệ lăng
kính porro cũ như máy bay cánh quạt, trong khi hệ roof chính là những chiếc có
động cơ phản lực hiện đại.
Sức hấp dẫn của hệ Roof
Ống
nhòm có hệ roof trông bên ngoài có vẻ đơn giản hơn hệ porro, nhưng bên trong,
chúng có kết cấu đường phản xạ ánh sáng phức tạp hơn và đòi hỏi độ chính xác
quang học cao hơn khi sản xuất. Do đó, hệ roof cần nhiều chi phí hơn để làm. Hệ
porro có thiết kế đơn giản hơn, ánh sáng truyền không phức tạp do đó có độ
tương phản tốt. Tuy nhiên, độ phức tạp và hiện đại của hệ roof có một sức hấp dẫn
đặc biệt khiến các hãng nổi tiếng đều tập trung phát triển và ngày càng hoàn
thiện nó bằng nhiều công nghệ tiên tiến như tráng phủ chống đảo phase, tráng phủ
tĩnh điện …
Roof thống lĩnh phân khúc cao cấp
Họ
đã thành công trong việc phát triển hệ roof thế hệ mới. Ngày ngày, hệ lăng kính
roof thống trị phân khúc ống nhòm đẳng cấp trên thị trường. Hệ porro không phải
là lỗi thời, tuy nhiên, tiền nào của nấy, một ống nhòm roof sẽ cho chất lượng tốt
hơn xứng tầm với khoảng đầu tư của bạn, đặc biệt là ở phân khúc ống nhòm cao cấp.
Đây là lí do vì sao những siêu phẩm của những hãng nổi tiếng đều phát triên
trên hệ lăng kính Roof chứ không phải là Porro.
Hệ
lăng kính Porro |
Hệ
lăng kính Roof |
- Thiết kế đơn gian, đường đi
ánh sáng đơn giản -Nặng nề và cồng kềnh -Đa số có hệ thống lấy nét chuyển
động bên ngoài -Dễ lệch trục nếu không bảo quản
và sử dụng đúng cách. Cần chuẩn trực lại sau vài năm sử dụng. -Khả năng cầm nắm khó đạt lý tưởng -Khả năng chống nước ở mức
trung bình, những loại có hệ thống lấy nét từng mắt (individuals focus) chống
nước tốt hơn -Không cần những lớp tráng phủ
đặc biệt -Khoảng cách lấy nét gần nhất
thường không tốt, đa số từ 3-4m trở lên. -Thường thấy ở ống nhòm quân sự
thế hệ cũ, hàng hải, thiên văn chuyên dụng. -Có thể làm size ống nhòm từ rất
lớn -Giá cả bình dân hơn -Ít thấy xuất hiện ở phân khúc
cao cấp |
-Thiết kế phức tạp hơn, đường đi
ánh sáng phức tạp hơn -Gọn nhẹ và thường rất trao chuốt,
thời trang -Hầu như toàn bộ chuyển động cơ
khí ẩn bên trong giúp cải thiện độ bền -Tối đa hóa khả năng chống lệch
trục. Không cần bất cứ thao tác chuẩn trục nào khác khi sử dụng. -Cân bằng lực tay thường rất tốt,
tạo cảm giác dễ chịu khi quan sát -Khả năng chống nước, chống đọng
sương tối đa vì vỏ kín là đặc tính có sẵn của thiết kế roof. Một số ống nhòm
cao cấp có thể chịu được áp suất khi ngâm dưới nước. - Một số được trang bị những lớp
tráng phủ đặc biệt, đắt tiền như phase coating, dielectric coating -Thường có khả năng lấy nét gần
chỉ 2m, thậm chí xuống 1.5m thuận tiện cho việc ngắm hoa cỏ, côn trùng macro
tầm gần. -Thường thấy ở ống nhòm du lịch,
thể thao, quan sát thiên nhiên và đa dụng. -Thưởng chỉ dừng lại ở size
50mm -Giá thường cao hơn -Thống lĩnh thị trường ống nhòm
cao cấp. |
Compression est comment poupe votre sang pousse contre les parois de vos arteres lorsque votre coeur essence pompe le sang. Arteres sont les tubes qui transportent prendre offre sang loin de votre coeur. Chaque set votre coeur bat, il pompe le sang tout au long vos arteres a la vacances de votre corps.
https://www.cialispascherfr24.com/jai-teste-le-cialis/